02:05 ICT Thứ bảy, 20/04/2024
      Language :

Trang nhất » Tin Tức » Âm nhạc

Điều kỳ diệu của âm nhạc

Thứ tư - 04/05/2011 11:57   -   Đã xem: 2791

Điều kỳ diệu của âm nhạc

Điều kỳ diệu của âm nhạc

Gần đây, câu chuyện về tình yêu và âm nhạc chữa khỏi bệnh cho người vợ mắc bệnh hiểm nghèo hơn 10 năm của anh Yang Yuhua ở Trung Quốc đã trở thành một minh chứng đặc biệt về vai trò của âm nhạc trong đời sống.

Ngoài chức năng giải trí thông thường, ngày nay, người ta đã phát hiện ra rằng, âm nhạc còn có những sức mạnh kỳ diệu đến khó tin.

Chữa bệnh bằng âm nhạc.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, Mỹ đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy âm nhạc có tác dụng tích cực đối với trạng thái sức khỏe, tâm lý và tình cảm con người. Hiện nay, nhiều nghiên cứu y học cũng đã tìm hiểu vai trò của âm nhạc có tác động như thế nào đối với sự giảm đau của người bệnh, sự hưng phấn các tế bào thần kinh và trạng thái căng thẳng, mệt mỏi cơ thể.

Trong suốt hơn một thập kỉ từ khi vợ anh Yang Yuhua bị bệnh mất trí, ngày nào anh cũng hát cho vợ nghe những bài tình ca như Không thể sống thiếu em, 365 ngày và đêm. Anh hát ngay cả khi phải bán cả nửa gia tài và cả trong mùa đông lạnh giá. Và điều kỳ diệu đã đến khi một ngày anh cất tiếng hát thì chị Song Yuaha vợ anh đã tỉnh lại sau nhiều năm hôn mê.

Tại Mỹ đã có trên 10.000 thành viên được cấp bằng hành nghề trị liệu bằng âm nhạc. Ở một số nước khác như Đức, Anh, Austraulia, Brazil... các chuyên viên trị liệu âm nhạc có mặt tại nhiều cơ sở để phục vụ và chăm sóc bệnh nhân, nhất là những người cao tuổi và những người mắc bệnh tâm thần. Nhiều nước trên thế giới đã đưa âm nhạc (đặc biệt là nhạc cổ điển của các nhà soạn thiếu em, 365 ngày và đêm. Anh hát ngay cả khi phải bán cả nửa gia tài và cả trong mùa đông lạnh giá. Và điều kỳ diệu đã đến khi một ngày anh cất tiếng hát thì chị Song Yuaha vợ anh đã tỉnh lại sau nhiều năm hôn mê.

Tại Mỹ đã có trên 10.000 thành viên được cấp bằng hành nghề trị liệu bằng âm nhạc. Ở một số nước khác như Đức, Anh, Austraulia, Brazil... các chuyên viên trị liệu âm nhạc có mặt tại nhiều cơ sở để phục vụ và chăm sóc bệnh nhân, nhất là những người cao tuổi và những người mắc bệnh tâm thần. Nhiều nước trên thế giới đã đưa âm nhạc (đặc biệt là nhạc cổ điển của các nhà soạnÂm nhạc tốt cho mẹ và bé.

Các nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc có khả năng làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Thai nhi được cho “nghe” nhạc thường khỏe hơn các thai nhi khác và em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh, khi lớn lên ít bị những bệnh về tâm trí. Âm nhạc rất có lợi cho việc phát triển não của thai nhi, tuy nhiên với đối tượng này, cần tuyển chọn nhạc thật tốt, không nên tùy tiện đem bất kì băng đĩa âm nhạc nào để nghe. Phạm vi âm lượng của âm nhạc dành cho thai nhi nên dao động khoảng 500-1500 Hz; tiết tấu nên chậm, sảng khoái, tốt nhất là nhạc không lời.

Đối với trẻ nhỏ, nghe nhạc cũng giúp các em phát triển ngôn ngữ nhanh hơn. Để tạo thói quen về âm nhạc cho trẻ, chỉ cần bắt đầu từ việc bố mẹ cùng con thưởng thức những giai điệu du dương của bản nhạc giao hưởng, vui nhộn và nhí nhảnh của những bài hát thiếu nhi, hay chính là những lời ru con ấm áp tình thương của mẹ… Nhiều nghiên cứu cho thấy, âm nhạc có khả năng bồi đắp khả năng ngôn ngữ và lắng nghe, kỹ năng bày tỏ cảm giác qua từ ngữ và hành động. Qua bài hát, bố mẹ có thể giúp cho trẻ hiểu được ý nghĩa của mỗi bài hát được nghe, giáo dục trẻ biết yêu thương đồng loại, thiên nhiên, con vật, biết lễ phép với người lớn, v.v...

Đối với thai phụ, âm nhạc sẽ giúp cho các bà mẹ trải qua những khó khăn của thai kỳ như mệt mỏi, stress, lo âu. Những người thường xuyên chơi nhạc và có cảm hứng với âm nhạc thường là những người sống rất lạc quan, yêu đời. Vì vậy, với các chị em, thư giãn bằng âm nhạc còn là một bí quyết giúp giữ gìn nhan sắc, sự trẻ trung.

Âm nhạc với người khiếm thính

Người khiếm thính cũng có thể nghe nhạc, đó là thông điệp mà ban nhạc Fumuj của Pháp đưa ra khi họ đứng ra tổ chức một buổi hòa nhạc dành cho người khiếm thính vào tháng 11/2010.

Ban nhạc Fumuj cung cấp thiết bị đặc biệt có thể thổi phồng lên được, cho phép khán giả cảm nhận được những giai điệu sôi động của âm nhạc. Cùng lúc là những hình ảnh video tương tác được chiếu lên màn hình để họ hình dung những gì mà ban nhạc đang chơi. Pierre Scarland, ca sĩ chính của nhóm cho biết: "Những người khiếm thính hay khiếm thị đều đáng được tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời với âm nhạc".

Nhạc sĩ thiên tài Ludwig van Beethoven đã bị điếc hoàn toàn vào năm 1818, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục sáng tác nhạc tới 10 năm tiếp theo. Ông đã phải cắt bỏ chân chiếc đàn piano và ngồi xuống sàn nhà chơi nhạc để có thể cảm nhận được các rung động tốt hơn. Dựa vào ý tưởng này, Shane Kerwin thuộc Đại học Brunei đã phát minh được một thiết bị có tên gọi là "Vibrato" có thể giúp người điếc “nghe” được nhạc thông qua sự dao động. Khi người nghe áp năm mặt ngón tay của họ vào thiết bị này, họ có thể cảm nhận được các nhạc cụ, nhịp điệu và nốt nhạc khác nhau. Nếu được kết nối với một chiếc máy tính, thiết bị này còn có thể giúp những người điếc soạn được những bản nhạc.

Trái cây cũng “nghe” nhạc

Công ty trái cây Toyoka Chuo Seika và Isamu Okuda của Nhật cho biết họ thường xuyên bật những bản nhạc cổ điển phương Tây, phát liên tục trong kho chứa chuối vì tin rằng quả chuối sẽ mau chín và tăng độ ngọt. Các bản nhạc mà các công ty này thường xuyên sử dụng là bản giao hưởng số 17 cho đàn dây và bản Concerto số 5 cho đàn piano của Mozart.

Ông Fumiko Ohar, quản lý cao cấp của công ty Isamu Okuda cho biết, sau khi thử nghiệm với nhạc jazz, nhạc của Morzart, nhạc của Bach, Beethoven và một số nhạc sĩ khác thì nhạc Mozart được cho là đem lại hiệu quả cao nhất. Những quả chuối với tên gọi "Chuối Mozart" đã được công ty này bắt đầu thử nghiệm và bán ra thị trường từ tháng 7 năm 2009.

Âm nhạc chữa bệnh cho động vật

Không chỉ có sức mạnh chữa bệnh đối với con người, âm nhạc còn trở nên kỳ diệu khi nó cũng có tác dụng tích cực trong việc chữa lành bệnh cho động vật. Việc này đã được bắt đầu với những con chó ở Florida và nhạc công chơi đàn chữa bệnh là Alianna Boone. Sau chó, con bò Cassie cũng được chữa bệnh bằng âm nhạc. Sau khi nhảy qua một hàng rào cao 2 m để chạy trốn khỏi một lò mổ. Mặc dù được sống một cuộc sống tốt đẹp, song Cassie luôn có những dấu hiệu lo lắng, trầm cảm. Người ta đã phát hiện thấy âm nhạc có thể ru nó ngủ khi con vật có biểu hiện cáu giận. Bằng cách bật đĩa nhạc đàn hạc và 20 phút sau, nó bắt đầu thiu thiu ngủ.
Cả vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể hưởng lợi từ liệu pháp âm nhạc, nhưng không phải con nào cũng có phản ứng. “Đó không phải là một viên thuốc kỳ diệu. Nhưng với những con vật có tác dụng, thì nó mang lại kết quả rất tốt”, Diane Schneider, một nhạc công đàn hạc nói. “Tôi rất hy vọng sẽ càng nhiều người sử dụng liệu pháp âm nhạc cho động vật. Nó vừa tiết kiệm, hiệu quả và can thiệp tốt đối với con vật và cả những người yêu động vật”, Schneider phát biểu.

ĐÔNG NHÂN tổng hợp
ANVN17 (03/2011)

Nguồn tin: songnhac.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

New Comment

  • . : Âm nhạc : .
    1  pham le hoang :
    xin giup do goi cho phan mem chap nhac encore
    1 Xem tin

  • . : Âm nhạc : .
    1  Hùng Cường :
    Chào thầy. Cho em hỏi. Tại sao em đánh lời bài hát mà nó lại nhảy lên góc bên trái. Mong thầy giúp
    1 Xem tin

  • . : Âm nhạc : .
    1  Trương Sam :
    XIN CHÀO NHẠC SĨ PHẠM TÙNG.

    Nhờ Nhạc sĩ vui lòng chỉ dẫn cách ghi cho cọng (thân, stem)...
    1 Xem tin

  • . : Âm nhạc : .
    1  QUỐC KHÁNH :
    cho mình hỏi . muốn viết nhạc bằng đàn organ thì làm sao? bình thường nếu làm bằng Encore viết bình...
    1 Xem tin

  • . : Âm nhạc : .
    1  thai :
    em đặt dấu quay lại và coda mà khi mở thử nó kg chạy theo các ký hiệu đó là sao vậy?
    1 Xem tin


Bài đọc nhiều